Xử lý tường rạn nứt đúng cách để ngôi nhà luôn bền đẹp

Những vết nứt trên tường ngoại thất là dấu hiệu cảnh báo ngôi nhà bạn đang không ở trong tình trạng “khỏe”. Rạn nứt tường có thể được chia thành 2 dạng chính bao gồm Nứt kết cấu và Nứt chân chim. Mỗi loại vết nứt hình thành do những nguyên nhân chính khác nhau và mức độ ảnh hưởng đến ngôi nhà cũng nghiêm trọng cũng khác nhau. Để giữ cho ngôi nhà luôn bền đẹp, hãy tìm hiểu thêm về hiện tượng rạn nứt và những giải pháp đúng đắn để khắc phục kịp thời tình trạng này.

Nứt kết cấu là những vết nứt có kích thước lớn mà chúng ta có thể nhìn thấy rất rõ qua những khe nứt vào sâu bên trong kết cấu của tường, gần như chia cắt phần mảng tường có vết nứt.

Dạng vết nứt này thường xảy ra do nhược điểm của bê tông có cường độ chịu nén quá thấp, hoặc do trong quá trình thiết kế kết cấu, các tính toán về kết hợp vật liệu xây dựng để chịu lực chưa đảm bảo dẫn tới công trình xuất hiện vết nứt trong quá trình thi công. Nứt kết cấu có thể gây ảnh hưởng đến sự an toàn của kết cấu và độ bền của công trình khá nghiêm trọng và cần được giải quyết tận gốc là phải gia cố kết cấu trước khi sử dụng vật liệu chống nứt chuyên dụng để trám các vết nứt. Sử dụng một hệ thống sơn hoàn thiện có tính năng co giãn tốt như Dulux Weathershield Powerflexx luôn là ưu tiên hàng đầu để sơn lại sau khi đã hoàn tất các việc gia cố và xử lý vết nứt đã đề cập ở trên.

Loại rạn nứt thứ hai cũng khá phổ biến và rất khó tránh khỏi với hầu hết các công trình dân dụng ở Việt Nam chính là Nứt chân chim. Nguyên nhân chính chủ yếu nằm ở lớp hồ vữa trên tường không đồng nhất trong quá trình xây tô như: tỷ lệ trộn xi măng với cát, thời gian xây tô không đồng nhất, cách thi công không giống nhau giữa các lần thi công...Điều này tạo thành các khối vật liệu co ngót không đồng đều và dưới tác động của thời tiết thay đổi hoặc nền đất dịch chuyển nhẹ, lớp sơn phủ ngoại thất không có khả năng co giãn để theo kịp những thay đổi này dẫn tới làm tường ngoại thất bị những vết rạn nứt chân chim. Mưa và nước có thể ngấm qua những vết rạn nứt này và hủy hoại vẻ đẹp của tường ngoại thất. Để tránh xảy ra tình trạng này, bạn cần có giải pháp triệt để ngay từ đầu bằng cách sử dụng hệ thống sơn có độ co giãn màng sơn cao như Dulux Weathershield Powerflexx khi sơn nhà. Do đặc tính màng sơn của Dulux Weathershield Powerflexx có độ co giãn gấp 6 lần so với các sơn ngoại thất thông thường không có tính co giãn nên có thể che lấp các khe nứt nhỏ, giúp chống rạn nứt, chống thấm vượt trội.

Trong trường hợp vết nứt chân chim đã xảy ra bạn nên sử dụng vật liệu keo chuyên dụng để trám vết nứt và ngăn ngừa quá trình thấm bởi nước mưa. Việc thi công sơn trong tình huống này tốt nhất nên để sau 1 năm để đảm bảo các vết nứt trên đã ổn định hoàn toàn và vẫn nên lựa chọn thi công bằng Dulux Weathershield Powerflexx.

Đang tìm nạp dữ liệu, vui lòng đợi...